Thuốc Statripsine và những điều cần phải biết
Statripsine được biết đến là loại thuốc có công dụng làm lỏng dịch tiết đường hô hấp cho bệnh nhân viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,… Tuy nhiên, bạn đã thật sự biết Statripsine là thuốc gì? Nó được dùng trong các trường hợp nào và lưu ý điều gì khi điều trị hay không? Nếu chưa rõ thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua những thông tin trong bài viết bên dưới nhé.
==> Tìm hiểu thêm: Bromelain - thuốc điều trị viêm xoang và các bệnh hô hấp
==> Tìm hiểu thêm: Bromelain - thuốc điều trị viêm xoang và các bệnh hô hấp
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ THUỐC STATRIPSINE
Statripsine là thuốc gì?
Statripsine là loại thuốc nằm trong phân nhóm giảm đau, hạ sốt. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén và có thành phần chính là Alpha chymotrypsin. Đây là thành phần enzyme thủy phân protein giúp giảm viêm, điều trị phù mô mềm.
Thuốc có hàm lượng 4.2g và được đóng gói 2 dạng: thứ nhất là hộp 2 vỉ x 10 viên, thứ 2 là hộp 5 vỉ x 10 viên. Hiện nay thuốc được báo gia động với mức giá 55.000 đến 65.000 đồng cho một hộp 5 vỉ.
Statripsine là thuốc gì?
Chỉ định & chống chỉ định
Chỉ định của Statripsine
Statripsine là loại thuốc được dùng cho những trường hợp dưới đây:
- Trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật, bao gồm các chấn thương như: chấn thương cấp, tụ máu, nhiễm trùng, dập tím mô mềm, chuột rút, bong gân, tổn thương mô mềm, chấn thương do hoạt động thể thao, mi mắt phù nề,…
- Giúp làm lỏng dịch tiết ở đường hô hấp do các bệnh phổi, viêm xoang, viêm phế quản và hen suyễn.
Ngoài ra, thuốc Statripsine còn có nhiều tác dụng khác không được đề cập đến trong bài viết. Bệnh nhân chỉ nên dùng cho mục đích khác nếu được bác sĩ yêu cầu.
Chống chỉ định của Statripsine
Thuốc Statripsine chống chỉ định trong những trường hợp sau:
- Người quá mẫn với những thành phần trong thuốc
- Đối tượng giảm alpha – 1 – antitrypsin
Những người thuộc nhóm có nguy cơ bị giảm alpha – 1 – antitrypsin như bị tắc nghẽn phổi mãn tính hoặc bệnh nhân thận hư cần phải báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe trước khi điều trị với Statripsine.
Hướng dẫn sử dụng Statripsine
>> Cách dùng thuốc
Thuốc Statripsine có thể được dùng theo 2 cách là uống hoặc ngậm. Bệnh nhân cần tham khảo thông tin ở hướng dẫn kèm theo để có cách dùng chính xác nhất.
>> Liều lượng dùng Statripsine
Phụ thuộc theo tình trạng sức khỏe, cách sử dụng, mức độ bệnh hoặc những yếu tố khác mà sẽ có cách dùng Statripsine phù hợp. Liều dùng về cơ bản như sau:
♦ Liều dùng để uống
- Mỗi ngày dùng 3 – lần với liều lượng 2 viên/ lần
- Không được cắn đôi, bẻ hoặc nhai thuốc
♦ Liều dùng để ngậm dưới lưỡi
- Mỗi ngày có thể dùng nhiều lần với liều lượng 4 – 6 viên 1 ngày
- Hãy ngậm cho viên thuốc tan từ từ dưới lưỡi, tuyệt đối không nhai
Nếu dùng thuốc cho trẻ nhỏ, phụ huynh cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ.
Hướng dẫn sử dụng Statripsine
Cách bảo quản thuốc
Thuốc Statripsine cần được bảo quản tại nơi thoáng mát, không có nhiệt độ cao, ánh nắng hay nhiều độ ẩm.
Cất giữ thuốc nơi an toàn, tránh tầm với của trẻ em.
CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG STATRIPSINE
Những điều thận trọng
- Bệnh nhân rối loạn đông máu khi dùng thuốc Statripsine cần phải thận trọng. Bên cạnh đó, người đang thực hiện biện pháp kháng đông hoặc sắp phẫu thuật, dụ ứng protein hay loét dạ dày cũng cần thận trọng.
- Hiện chưa có nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Statripsine với mẹ bầu hay mẹ cho con bú. Nhóm đối tượng này nếu muốn dùng thuốc thì cần hỏi bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ nguy hiểm đến bản thân và em bé.
- Khi dùng Statripsine ở liều cao, bệnh nhân có thể gặp phản ứng dị ứng mức độ nhẹ. Do đó, chỉ nên dùng với tần suất, liều lượng vừa phải.
- Trường hợp phẫu thuật đục nhân ở mắt với người dưới 20 tuổi thì không được dùng Statripsine. Đồng thời, không dùng Statripsine với người đục mắt bẩm sinh, người tăng áp suất dịch kính.
Tác dụng phụ của Statripsine
Khi điều trị dài hạn hoặc ngắn hạn, Statripsine chưa có tác dụng phụ nào được ghi nhận, ngoại trừ các đối tượng đang gặp nguy cơ cao trong các mục chống chỉ định và thận trọng. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp tác dụng phụ tạm thời như:
- Màu sắc, mùi, độ rắn của phân thay đổi
- Đầy hơi
- Nặng bụng
- Táo bón
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
Khi những tác dụng phụ này kéo dài, có xu hướng trở nên nặng nề hơn thì bạn cần phải thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn phương án khắc phục.
Tương tác của thuốc Statripsine với thuốc khác
Việc dùng Statripsine cùng với một số thuốc hay thực phẩm sau, bạn sẽ có thể gặp phải phản ứng tương tác:
++ Thuốc dạng enzyme khác: Hiệu quả của Statripsine tăng lên
++ Acetylcysteine: Tránh dùng cùng với sản phẩm chứa thành phần Alpha chymotrypsin.
++ Hạt đậu nành, hạt jojoba: Thành phần protein trong thực phẩm này ức chế hoạt tính của Statripsine. Do đó, nếu muốn tiêu thụ các loại hạt này, bạn cần phải nấu chín trước khi ăn.
++ Thuốc chống đông máu: Tác dụng chống đông máu tăng lên khi dùng chung với Statripsine.
Tương tác của thuốc Statripsine
Để dùng thuốc Statripsine đạt hiệu quả tốt nhất, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân cần thăm khám và sử dụng theo đúng liệu trình được bác sĩ hướng dẫn. Đồng thời cần trao đổi với bác sĩ để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc Statripsine để bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích, nhưng hãy lưu ý nó chỉ mang giá trị tham khảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ trực tiếp đến các dược sĩ/ bác sĩ/ nhân viên y tế để được hỗ trợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét