Nhiễm trùng đường tiểu là gì và có gây nguy hiểm không?
Nhiễm trùng đường tiểu còn được gọi với nhiều cái tên khác như: nhiễm trùng tiểu, viêm đường tiểu… là tình trạng các virus, vi khuẩn, nấm “tấn công” và gây nhiễm trùng tại hệ thống bài tiết nước tiểu trong cơ thể. Việc kéo dài bệnh lý sẽ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, suy giảm chức năng tình dục và dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU LÀ BỆNH GÌ?
Theo giải phẫu y học, hệ tiết niệu (đường tiết niệu) bao gồm 2 quả thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo… đóng vai trò là cơ quan sản xuất và lưu trữ nước tiểu.
Nhiễm trùng tiểu xuất hiện khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào đường tiết niệu, gây viêm ở bất cứ bộ phận nào của đường tiết niệu. Thường bắt đầu xảy ra viêm ở niệu đạo và nhân lên ở bàng quang gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Thông thường, vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu theo 2 con đường chính. Thứ nhất là từ vùng da xung quanh trực tràng, bộ phận sinh dục; thứ hai là do dòng máu từ các bộ phận khác trong cơ thể (nhưng tỉ lệ này không nhiều).
Dựa vào vị trí phát sinh bệnh, nhiễm trùng tiểu được chia thành 2 nhóm:
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu trên: Viêm bể thận cấp tính & mãn tính
Do cấu trúc âm đạo mở, đường niệu đạo ngắn và gần với hậu môn nên nữ giới có tỉ lệ mắc viêm đường tiểu cao gấp 3 lần nam giới. Một số các yếu tố sau cũng làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng tiểu là: quan hệ tình dục, béo phì, tiền sử gia đình, bệnh tiểu đường, vệ sinh kém trong thời kỳ kinh nguyệt…
Đối với nam giới, nhiễm trùng tiểu cũng có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục, thủ dâm, đường niệu đạo bị tắc nghẽn hoặc các vi khuẩn như lậu, Chlamydia, sỏi đường tiết niệu, biến chứng viêm tiền liệt tuyến... gây nên
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU
Nhiễm trùng đường tiểu có thể xuất hiện triệu chứng rõ ràng, liên quan đến các hoạt động tiểu tiện, gây các biểu hiện khó chịu ở hệ thống tiết niệu. Một số trường hợp nhiễm trùng tiểu không triệu chứng, người bệnh vô tình phát hiện khi đi khám định kỳ, xét nghiệm nước tiểu tổng quát.
➥ Một số triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu bao gồm:
➧ Bệnh nhân cảm thấy đau rát, tiểu buốt, tiểu rắt, khó chịu mỗi khi đi tiểu.
Đây là rối loạn tiểu tiện điển hình nhất của nhiễm trùng tiểu, bởi khi vi khuẩn xâm nhập vào các mô đường tiết niệu, gây viêm, tổn thương niêm mạc và trở nên nhạy cảm cơn. Do đó, quá trình tống xuất nước tiểu ra ngoài, đi qua các mô này gây cọ xát, kích thích và khiến người bệnh thấy đau, nóng rát, tiểu xót và buốt.
➧ Tiểu són, tiểu rắt:
Bệnh nhân bị viêm đường tiểu luôn cảm thấy khó chịu bụng, cảm giác như bàng quang bị chèn ép, thường xuyên thấy buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên. Vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp, cảm giác vẫn còn nước tiểu, tiểu lắt nhắt, ngắt quãng, lượng nước tiểu ít; đôi khi gây rò rỉ nước tiểu.
➧ Nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc khai nồng
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh sẽ nhận thấy nước tiểu cũng có sự thay đổi khác thường: Nước tiểu có màu trắng đục, vàng sậm; đôi khi tiểu có bọt; tiểu ra mủ; thậm chí là tiểu ra máu. Nước tiểu có mùi hôi, khai nồng khác thường.
➧ Đau bụng dưới, đau lưng
Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tiểu xảy ra ở bàng quang hoặc thận. Bệnh nhân cảm thấy việc kiểm soát nước tiểu ở bàng quang kém, đau âm ỉ hoặc chuột rút.
Giữa các lần đi tiểu có cảm giác như kim châm chích; kèm theo biểu hiện nóng rát bụng dưới; người mệt mỏi; môi khô, lưỡi bẩn, có thể sốt nhẹ hoặc rét run từng cơn.
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu cũng rất dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng bệnh lậu - căn bệnh lây qua đường tình dục, có diễn biến phức tạp và gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe sinh lý và sinh sản của người bệnh.
NHIỄM TRÙNG TIỂU CÓ GÂY NGUY HIỂM KHÔNG?
Thực tế, nhiễm trùng tiểu là căn bệnh phổ biến và có thể điều trị hiệu quả nhanh chóng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, việc có tâm lý chủ quan, thờ ơ trước bệnh tật nên để bệnh tự khỏi hoặc điều trị qua loa; nhất là việc sử dụng kháng sinh bừa bãi như hiện nay khiến nhiễm trùng đường tiểu có diễn biến phức tạp, gây nhiều nguy hiểm.
- Nhiễm trùng tiểu khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chán ăn; không thể tập trung trong công việc…
- Ở nam giới, nhiễm trùng đường tiểu kéo dài cũng làm giảm ham muốn tình dục, sinh lý yếu, ảnh hưởng đến việc “cương dương” và có thể liên quan đến chứng xuất tinh sớm; áp-xe tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, bít tắc ống dẫn tinh và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
- Ở nữ giới, nhiễm trùng đường tiểu gây viêm nhiễm ngược dòng, gây viêm vùng chậu, viêm tắc ống dẫn trứng, hình thành mô xơ-sẹo ở tử cung và dẫn đến vô sinh. Đối với phụ nữ mang thai có thể gây nhiễm trùng ối, tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non...
- Độc lực của vi khuẩn quá mạnh và nhân lên ngày càng nhiều sẽ phá hủy chủ mô thận, hoại tử nhú thận hoặc làm suy giảm chức năng thận, mất khả năng kiểm soát nước tiểu (tiểu không tự chủ). Nhiều trường hợp thận hư, suy thận và phải chạy thận nhân tạo rất tốn kém; hoặc phải cắt bỏ thận.
- Tình trạng viêm nhiễm kéo dài dai dẳng, hoặc bùng phát nhiều lần có thể dẫn đến kháng thuốc; vi khuẩn dễ đi vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, thậm chí là tử vong...
CÁCH ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU HIỆU QUẢ HIỆN NAY
Để điều trị nhiễm trùng tiểu cần xác định chính xác các nguyên nhân gây bệnh, loại virus/vi khuẩn/ nấm nào gây ra? mức độ bệnh lý? cơ địa bệnh nhân… từ đó bác sĩ mới xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp, hiệu quả.
Tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu sẽ thông qua các xét nghiệm phân tích nước tiểu; đánh giá các chỉ số bạch cầu, nitrit, protein… để đánh giá tình trạng nhiễm trùng và chỉ định điều trị.
Đối với các tình trạng nhiễm trùng tiểu cấp tính. Bệnh nhân có thể điều trị bằng phác đồ kháng sinh đặc hiệu kết hợp với các loại thuốc diệt khuẩn/ nấm để tránh tình trạng kháng thuốc. Có thể dùng thêm một số loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu như nitrofurantoin, Negram, Mictasol Blue...
Đối với trường hợp các triệu chứng nhiễm trùng tiểu có thể được chỉ định dùng thuốc kết hợp áp dụng CRS - chiếu sóng ngắn, sóng viba hồng quang để tăng hiệu quả điều trị, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Nếu nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn lậu, Chlamydia có thể điều trị bằng phác đồ kháng sinh riêng hoặc can thiệp DHA đặc trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng và tái phát.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu bị viêm bể thận - thận cấp và có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết; thậm chí có thể dẫn đến sảy thai thì cần nghiên cứu thực hiện đình chỉ thai kỳ (trong 6 tháng đầu) hoặc đẻ non.
Trong thời kỳ mang thai, nếu bị viêm bể thận - thận cấp thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết rất cao, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, do đó cần nghiên cứu phá thai (trong 6 tháng đầu) hoặc đẻ non.
⇒ Bên cạnh đi khám và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian sớm tại cơ sở chuyên khoa uy tín, bệnh nhân cũng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như: vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục, đặc biệt là trong thời kỳ hành kinh (phụ nữ), trước và sau khi quan hệ; tránh nhịn tiểu, uống nước nhiều, mỗi ngày.
Nếu bệnh nhân nghi ngờ mắc nhiễm trùng tiểu hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh nam khoa, phụ khoa, điều trị các vấn đề liên quan đến tiểu tiện… có thể đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. Với đội ngũ bác sĩ giỏi cũng các kỹ thuật tiên tiến, phương pháp hiện đại và khoa học, dịch vụ y khoa chuyên nghiệp… sẽ giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, vui lòng Nhấp vào bảng chát hoặc gọi đến số 028 3923 9999 để được hỗ trợ miễn phí, hướng dẫn đặt hẹn khám trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét