Thuốc Simvastatin: Công dụng, cách dùng, lưu ý
Là loại thuốc nằm trong nhóm tim mạch. Vậy thuốc Simvastatin là gì? Có công dụng như thế nào và sử dụng cho những trường hợp nào? Trong quá trình điều trị với thuốc Simvastatin cần lưu ý điều gì? Nếu bạn chưa rõ về những vấn đề này, thì hãy xem ngay nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây nhé!
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ THUỐC SIMVASTATIN
Simvastatin là thuốc gì?
Đây là loại thuốc thuộc nhóm tim mạch, ức chế men khử HMG CoA và statin. Thuốc được bào chế dạng viên nén cùng hỗn dịch uống.
Simvastatin chứa thành phần hoạt chất Simvastatin cùng lượng tá dược đủ cho một sản phẩm.
Thông tin chi tiết về thuốc Simvastatin
Công dụng của Simvastatin
Như đã nói, Simvastatin là thuốc nhóm ức chế men khử HMG CoA hoặc Statin. Hoạt động của thuốc là tác động, làm giảm lượng triglyceride (chất béo) cùng lượng cholesterol xấu có trong máu. Hơn nữa, thuốc chứa thành phần có công dụng thúc đẩy tăng trưởng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.
Thuốc Simvastatin được chỉ định dùng cho các bệnh lý:
- Bệnh tim mạch
- Đau tim
- Đột quỵ
- Biến chứng có liên quan đến tim ở người bị tiểu đường, tim mạch hoặc bệnh lý liên quan tới động mạch vành.
Chống chỉ định của Simvastatin
- Đối tượng bị mẫn cảm với thành phần Simvastatin hay những thành phần khác của thuốc
- Người có tiền sử hay đang bị bệnh gan mãn tính, bệnh suy gan tiến triển
- Bệnh nhân thường xuyên tăng transaminase không rõ nguyên nhân
- Người bị tiểu đường, bị thận hay rối loạn tuyến giáp
- Người đang mang thai, cho con bú và trẻ dưới 10 tuổi
Hướng dẫn sử dụng thuốc Simvastatin
++ Đối với viên nén
Sử dụng viên nén Simvastatin qua đường uống, có thể dùng cùng thức ăn hay không có thức ăn. Nếu dùng cho bệnh nhi hay bệnh nhân có cảm giác nôn ói thường xuyên thì nên dùng cùng thức ăn. Bởi vì việc này sẽ giúp làm giảm cảm giác buồn nôn khi uống thuốc.
Người lớn dùng thuốc Simvastatin nên uống cùng ly nước đầy. Bên cạnh đó, tuyệt đối không phá vỡ kết cấu của thuốc mà hãy nuốt trọn vẹn viên thuốc, tránh nhai, nghiền nát trước khi sử dụng.
++ Đối với dạng lỏng
Thuốc dạng hỗn dịch uống nên sử dụng khi bụng đói. Bệnh nhân cần lắc đều thuốc trước khi uống ít nhất 20 giây. Dùng dụng cụ đo lường để biết chính xác lượng thuốc nên sử dụng.
Lưu ý bệnh nhân không dùng muỗng thông thường để đong thuốc vì có thể không đúng khiến cơ thể dung nạp thuốc quá liều.
Liều lượng dùng thuốc Simvastatin
Thuốc Simvastatin được chỉ định liều lượng khác nhau tùy theo tuổi tác, sức khỏe và mức độ bệnh lý. Do đó, đối với mỗi bệnh và mỗi độ tuổi sẽ có toa thuốc khác nhau. Cụ thể sau đây:
Phòng ngừa bệnh tim mạch
- Dùng cho người lớn: Liều ban đầu nên sử dụng từ 5 – 40mg/ lần mỗi ngày. Thời điểm sử dụng: buổi tối trước lúc đi ngủ.
Bệnh nhân có nguy cơ hoặc đang mắc CHD
- Liều ban đầu: Sử dụng 10 – 20mg/ lần mỗi ngày. Thời điểm sử dụng: buổi tối trước lúc đi ngủ. bên cạnh đó, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục đều đặn.
Bệnh tiểu đường, mạch máu ngoại biên và tim mạch
- Liều ban đầu: Sử dụng 40mg/ lần mỗi ngày. Thời điểm sử dụng: buổi tối trước lúc đi ngủ.
Có tiền sử bị đột quỵ hay bệnh mạch máu não
- Liều ban đầu: Sử dụng 40mg/ngày/lần. Thời điểm sử dụng: buổi tối trước lúc đi ngủ.
Bệnh nhân tăng cholesterol máu
- Dùng cho người lớn với liều khuyến cáo: Sử dụng 40mg/ngày/lần. Thời điểm sử dụng: buổi tối trước lúc đi ngủ.
- Đối với trẻ em trên 10 tuổi dùng liều ban đầu: Sử dụng 10mg/ngày/lần. Liều dùng suy trì từ 10 – 40mg/ngày/lần. Liều tối đa là 40mg/ngày/lần. Thời điểm sử dụng: buổi tối trước lúc đi ngủ.
Rối loạn chức năng thận nặng
- Liều ban đầu: Sử dụng 5mg/ngày/lần. Thời điểm sử dụng: buổi tối trước lúc đi ngủ và phải được bác sĩ chuyên khoa theo dõi cẩn thận.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Simvastatin
Thuốc Simvastatin cần bảo quản tại nơi khô ráo, có nhiệt độ phòng và thoáng mát. Đối với thuốc chưa dùng nên cất giữa trong vỉ, trong hộp hay bao bì của thuốc. Đồng thời, không cho thuốc vào ngăn mát hay ngăn đá tủ lạnh. Để thuốc nơi cao, tránh tiếp xúc cùng ánh nắng hay gần tầm tay trẻ.
Thuốc đã hết hạn dùng cần xử lý đúng cách để không gây ô nhiễm cho môi trường. Bệnh nhân cần tham khảo bác sĩ để xử lý thuốc an toàn.
Cách dùng thuốc Simvastatin
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC SIMVASTATIN
1. Khuyến cáo trước khi dùng
- Khi dùng thuốc Simvastatin, người bệnh không được tăng hoặc giảm so với liều quy định từ bác sĩ. Việc này không chỉ làm cho bệnh lý không cải thiện mà còn tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc Simvastatin không nên ăn bưởi, uống nước ép bưởi trừ trường hợp có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Vì thành phần trong quả bưởi có thể gây tác động làm tăng nồng độ thuốc bên trong máu của bạn.
- Bệnh nhân phải dùng thuốc theo chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ. Ngoài ra, cần phải kết hợp tập luyện thể dục, thực hiện chế độ ăn uống khoa học bởi có thể sẽ mất tới 4 tuần bạn mới nhận thấy hiệu quả của thuốc Simvastatin.
Bên cạnh những vấn đề trên, khi sử dụng thuốc Simvastatin, bạn cần phải chú ý những điều sau:
- Cần trao đổi với các bác sĩ về dị ứng nếu bạn từng bị dị ứng với thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân không sử dụng rượu, bia hay thực phẩm chứa cồn trong thời gian dùng thuốc để tránh nguy cơ mắc bệnh gan.
- Đối tượng trẻ em, người cao tuổi khi dùng thuốc Simvastatin cần tuân thủ chặt chẽ liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
- Người đang mang thai không nên uống thuốc Simvastatin, vì thành phần trong nó có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
- Người cho con bú thận trọng khi dùng thuốc vì thành phần trong Simvastatin có khả năng điều tiết đến sữa mẹ làm cho trẻ bị ngộ độc.
- Tác dụng phụ của thuốc có thể phá vỡ mô xương, gây bệnh suy thận. Vì vậy, nếu bạn bị yếu, đau cơ không rõ nguyên nhân, sốt, nước tiểu màu sẫm, cơ thể mệt mỏi thì hãy báo với bác sĩ.
- Người có tiền sử bị bệnh và sức khỏe không ổn định cần báo với bác sĩ ngay, nhất là bệnh thận, bệnh gan, bệnh tiểu đường, tăng transaminase máu, rối loạn tuyến giáp không rõ nguyên nhân và cả bệnh nhân nghiện rượu…
2. Tác dụng phụ của thuốc Simvastatin
Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ, bao gồm:
♦ Ngất xỉu
♦ Đau đầu
♦ Hoa mắt
♦ Chóng mặt
♦ Nhịp tim không đều, đập nhanh bất thường
Trường hợp các tác dụng phụ này tái phát thường xuyên hay kéo dài không khỏi. Bệnh nhân cần dừng việc uống thuốc và thông báo cho bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu nhận thấy có các biểu hiện nghiêm trọng như:
♦ Mắt mờ
♦ Buồn nôn và nôn ói
♦ Đau bàng quang
♦ Khó tiểu, tiểu đau rát
♦ Nước tiểu có màu máu, màu đục
♦ Ớn lạnh
♦ Đau nhức cơ thể
♦ Ho dai dẳng
♦ Mệt mỏi
♦ Sốt
♦ Khô miệng
♦ Suy giảm khả năng nghe
♦ Khô da
♦ Phát ban da
♦ Toàn bộ vùng mắt, lưỡi, môi, mặt, cổ họng phù nề
♦ Khó thở
♦ Đỏ mắt
♦ Đau đầu nghiêm trọng
♦ Đau khớp, cứng khớp
♦ Thường xuyên đói bụng, khát nước
♦ Đau lưng hoặc đau hông
♦ Mất ý thức
♦ Sưng khớp
♦ Hoang tưởng
♦ Giảm cân nhưng không rõ nguyên nhân
♦ Đau dạ dày, đau bụng
♦ Phồng rộp, bong tróc da
♦ Chán ăn và ăn không ngon miệng
♦ Vàng mắt, vàng da
♦ Tiêu chảy hoặc táo bón
♦ Chảy máu, cơ thể bầm tím bất thường
3. Tương tác của thuốc Simvastatin
Khi dùng chung Simvastatin với một số thuốc điều trị khác có thể làm tăng khả năng xuất hiện các tác dụng phụ nguy hiểm. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm công dụng chữa bệnh của những loại thuốc này. Vì vậy, trước khi dùng thuốc bạn cần thông báo đến bác sĩ về những thuốc mình đang dùng.
Những thuốc này bao gồm: Thuốc theo toa, không theo toa, dưỡng chất, thực phẩm chức năng, vitamin, thảo dược,…
Sau đây là danh sách các loại thuốc tác dụng mạnh mẽ cùng với Simvastatin:
Dầu cá (loại axit béo không bão hòa chứa đa omega-3)
Các loại Vitamin bao gồm: Vitamin C (axit ascobic), Vitamin B12 (cyanocobalamin), Vitamin D3 (cholecalciferol)
Thuốc dùng điều trị bệnh HIV
Canxi 600 D (canxi hoặc vitamin D)
Plavix (clopidogrel)
Xanax (alprazolam)
Singulair (montelukast)
Metoprolol Succinate ER
Synthroid (levothyroxin)
Metoprolol Tartrate
Plavix (clopidogrel)
Nexium (esomeprazole)
Omeprazole: Prilosec, Zegerid – công thức gốc, Prilosec OTC, Omesec
Ibuprofen: Proprinal, Motrin IB, Children Motrin, Children Ibuprofen Berry, Advil, Motrin, Advil Children, IBU, Ibuprofen PMR, Advil Liqui-Gels, Ibu-8, IBU-200, Rufen,…
Metformin: Glucophage, Glucophage XR, Glumetza, Fortamet, Riomet
Aspir 81 (aspirin)
Doxycycline: Acticlate, Periuler, Vibramycin, Oracea, Doryx, Doxy 100, Monodox, Targadox, Morgidox, Adoxa…
Amoxicillin: DisperMox, Moxatag, Amoxicot, Amoxil, Trimox, Biomox, Wymox, Apo-Amoxi, Moxilin
Gemfibrozil (Lopid)
Fluconazole (Diflucan)
Ezetimibe (Zetia)
Clarithromycin: Biaxin XL, Biaxin
Ciprofloxacin: Cipro, Cipro, Cipro IV, Cipro XR, Proquin XR
Coumadin (Warfarin)
Advair Diskus: Salmeterol, lnomasone
Cymbalta (Duloxetine)
Bên cạnh đó, thuốc Simvastatin còn có thể tương tác với thuốc lá, rượu, các loại bia, bưởi và những thực phẩm chứa cồn.
Tương tác của thuốc Simvastatin
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT KHI DÙNG SIMVASTATIN
1. Xử lý khi thiếu liều
Nếu quên dùng 1 liều, bạn cần bổ sung ngay liều Simvastatin đã quên. Trường hợp khoảng cách giữa 2 liều đã gần kề với nhau thì nên bỏ qua và dùng theo liều lượng quy định. Tuyệt đối không được uống gấp đôi để bù vào lượng thuốc bị thiếu.
2. Xử lý khi quá liều
Người bệnh nếu dùng thuốc Simvastatin quá liều sẽ bị sốc và gặp nhiều phản ứng nguy hiểm như khó thở, ngất xỉu, cơ thể suy yếu, tiêu chảy, nôn ói không kiểm soát được,… Bệnh nhân cần phải gọi đến trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu.
3. Trường hợp ngưng dùng thuốc
Bệnh nhân cần ngưng dùng Simvastatin và nói cho bác sĩ biết nếu quá trình điều trị không mang đến hiệu quả hay thậm chí là bệnh nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, cũng nên ngưng dùng thuốc nếu thấy có phản ứng dị ứng hoặc dấu hiệu bất thường kéo dài, nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu đưa ra lời khuyên đối với bệnh nhân khi dùng thuốc Simvastatin là hãy cẩn trọng và tuyệt đối sử dụng theo liều lượng được chỉ định từ chuyên gia. Bởi nếu dùng sai cách hay quá liều đều khiến tác dụng điều trị bị giảm đi và còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Thông tin trong bài viết trên đây đã nêu rõ về công dụng, cách dùng, lưu ý của thuốc Simvastatin. Thế nhưng nó chỉ có giá trị cho bệnh nhân tham khảo và khi dùng thuốc cần được bác sĩ chỉ định. Để giải đáp mọi thắc mắc liên quan, bệnh nhân nên hỏi trực tiếp bác sĩ tại cơ sở y tế điều trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét