Thuốc Losec và những thông tin cần nắm trước khi dùng
Là thuốc điều trị dạ dày được nhiều người biết đến, Losec hiện nay được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Song, việc không nắm rõ các chỉ định & chống chỉ định, cách dùng, liều dùng… thì việc điều trị bằng Losec cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Để hiểu rõ về loại thuốc này, cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Những thông tin cơ bản về thuốc Losec
● Tên thuốc: Losec
● Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa - ức chế bơm proton
● Thành phần: Omeprazole
● Bào chế: Dạng viên nén, bột pha tiêm
● Đóng gói: Dạng viên nén: 1 hộp x 2 vỉ x 7 viên (hoặc dạng bột pha tiêm 40mg/ lọ)
● Hàm lượng: Mỗi viên Losec chứa 20,6 mg Omeprazole magnesium (tương ứng với omeprazole 20 mg).
● Thời hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất (được in trên bao bì)
● Sản xuất: AstraZeneca AB - Thụy Điển.
● Giá bán tham khảo:
– Losec dạng viên uống (20mg): giá từ 400.000 – 410.000 VNĐ/ hộp
– Losec dạng bột pha tiêm (40mg): giá từ 160.000 – 180.000 VNĐ/ lọ
⇒ Giá thuốc có thể chênh lệch, giao động tùy đại lý, khu vực bán và thời gian mua thuốc
Lưu ý: Thuốc Losec Mups là loại thuốc ETC – thuốc kê đơn. Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn cụ thể về liều lượng, cách dùng.
THUỐC LOSEC: THÀNH PHẦN, CÔNG DỤNG & CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
Để nắm rõ các thông tin về thuốc Losec, trước khi sử dụng bệnh nhân cần đọc kỹ các thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng hoặc thận trọng tham khảo các ý kiến từ bác sĩ để sử dụng đúng cách, đúng liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh, sức khỏe bản thân; tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
► Thành phần
Trong thuốc Losec chứa thành phần chính là Omeprazole (20mg). Đây là hoạt chất có khả năng ức chế quá trình bơm proton của tế bào, làm giảm sản xuất các axit dạ dày.
Omeprazole được chuyển hóa chủ yếu qua gan. Trong đó, 80% hàm lượng thuốc được thải trừ qua nước tiểu, 20% còn lại được thải trừ qua phân.
► Công dụng & chỉ định điều trị
Theo thông tin từ nhà sản xuất thì thuốc Losec có công dụng chính là cải thiện các vấn đề ở dạ dày, tá tràng. Việc sử dụng thuốc được chỉ định dựa trên tình hình bệnh lý cụ thể, mục đích điều trị.
Thuốc Losec được chỉ định điều trị đối với các trường hợp sau:
- Điều trị & phòng ngừa loét dạ dày, loét tá tràng tái phát
- Điều trị & phòng ngừa viêm dạ dày - thực quản trào ngược tái phát
- Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do kháng viêm không Steroid
- Phối hợp với kháng sinh điều trị viêm loét tá tràng (ở bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp)
- Làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng
- Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger – Ellison
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp Losec với các loại thuốc khác để phát huy công dụng tốt nhất. Bệnh nhân phải dùng thuốc theo đúng yêu cầu và chỉ định.
► Chống chỉ định
Thuốc Losec được khuyến cáo chống chỉ định điều trị với các đối tượng sau:
- Bệnh nhân cơ địa bị nhạy cảm quá mức hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm/ kích ứng với những loại thuốc ức chế proton khác
HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG THUỐC & LIỀU LƯỢNG
Đối với mỗi dạng bào chế thuốc Losec sẽ có cách dùng cũng như liều lượng chỉ định cho từng trường hợp khác nhau. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn dùng thuốc; bên cạnh đó cần đọc kỹ tờ hướng dẫn trước khi sử dụng
► Cách dùng
+ Đối với dạng viên nén (20mg)
- Thuốc được sử dụng qua đường uống trực tiếp với một cốc nước lọc/ nước sôi để nguội lớn và nuốt trọn 1 viên để đảm bảo thuốc hấp thu tốt.
- Thuốc có thể uống vào sau khi ăn khoảng 10 – 15 phút.
- Không được bẻ, nhai nát thuốc, nghiền thuốc, hòa tan hoặc ngậm quá lâu trong miệng… điều này có thể làm tăng hoặc giảm khả năng hấp thu thuốc, hoặc phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn.
+ Đối với thuốc Losec dạng bột pha thêm (40mg)
Thuốc được nhân viên y tế có tay nghề, chuyên môn sử dụng (pha thuốc và tiêm cho bệnh nhân)
- Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm (thuốc dạng khô có kèm theo ống dung môi) để pha hòa tan trước khi tiêm.
- Cách thực hiện pha thuốc tiêm Losec:
♦ Bước 1: Dùng kim tiêm để rút 10ml dung môi ra khỏi ống. Sau đó, bơm từ từ 5ml dung môi vào lọ chứa bột khô Omeprazole.
♦ Bước 2: Bạn sử dụng một kim tiêm khác để rút ra lọ, làm giảm áp suất
♦ Bước 3: Bơm phần dung môi còn lại vào lọ bột, lắc và xoay nhẹ để thuốc được hòa tan hoàn toàn.
♦ Bước 4: Sử dụng dung dịch hòa tan và tiến hành tiêm vào tĩnh mạch.
Lưu ý: Dung dịch thuốc đã pha chỉ được sử dụng trong vòng 4 tiếng kể từ thời điểm pha thuốc nếu được bảo quản đúng cách (dưới 25 độ C)
► Liều dùng
Liều lượng dùng thuốc Losec cũng phụ thuộc vào dạng bào chế thuốc:
► Cách xử lý khi dùng thiếu liều/ quá liều
+ Quên liều: Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, có thể gây “lờn thuốc” nếu quên nhiều lần. Do đó, nếu nhớ ra hãy uống ngay liều thiếu. Nếu thời gian giữa 2 liều dùng quá gần nhau, hãy bỏ qua liều thiếu và tiếp tục điều trị liều sau. Tuyệt đối không nên uống dồn 2 liều cùng lúc.
+ Quá liều: Điều này gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu uống quá liều được khuyến cáo, hãy liên hệ ngay bác sĩ để được xử lý.
Trong trường hợp, dùng thuốc quá liều trong thời gian dài có thể dẫn đến chóng mặt, giãn mạch, đau đầu, rối loạn nhịp tim, lãnh đạm… hãy gọi cấp cứu được hỗ trợ, tránh kéo dài gây nguy hiểm cho tính mạng
Dùng quá liều gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Khi bạn nhận thấy mình dùng quá liều khuyến cáo, hãy thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
► Bảo quản thuốc
Để đảm bảo hiệu quả cho thuốc và dùng an toàn, bệnh nhân nên bảo quản thuốc đúng cách. Như sau:
- Để thuốc nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Tránh để nơi ẩm ướt hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
-Không dùng thuốc khi đã hết hạn sử dụng (in trên bao bì) hoặc thuốc có dấu hiệu hư hỏng như: chuyển màu, biến chất, chảy nước, ẩm mốc...
NHỮNG LƯU Ý CẦN NẮM TRƯỚC KHI DÙNG THUỐC LOSEC
Nắm rõ các lưu ý trước khi dùng thuốc sẽ giúp phòng ngừa được những tác dụng phụ có thể xảy ra gây nguy hại cho sức khỏe.
► Thận trọng
- Thuốc Losec được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua bài tiết. Do đó, nếu bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến gan, thận phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.
- Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hãy báo với bác sĩ để được tư vấn, chỉ định chữa trị.
- Đối với phụ nữ cho con bú, chỉ dùng thuốc trong trường hợp cần thiết và được chỉ định/ yêu cầu từ bác sĩ. Trong thời gian điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho con bú.
- Đặc biệt, thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân gặp các vấn đề tiêu hóa ác tính (ung thư dạ dày).
➦Do đó, trước khi chữa trị bạn phải kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng. Báo cho bác sĩ ngay nếu bản thân xuất hiện các triệu chứng như: đi cầu ra phân đen, nôn ra máu, sụt cân đột ngột...
► Tác dụng phụ
Theo nghiên cứu, trong quá trình dùng thuốc nếu sử dụng không đúng cách, uống quá liều hoặc cơ địa người bệnh quá nhạy cảm thì Losec vẫn có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn:
+ Tác dụng phụ thường gặp: Đau đầu, táo bón, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn..
+ Tác dụng phụ ít gặp: Cơ thể mệt mỏi, choáng váng, khó ngủ, ngứa da hoặc nổi mề đay…
+ Một số tác dụng phụ hiếm gặp: giảm natri huyết, tăng tiết mồ hôi, co thắt phế quản, rụng tóc, đau khớp, yếu cơ, trầm cảm, giảm thị lực, giảm tiểu cầu - bạch cầu, phát triển ngực ở nam giới…
+ Ngoài ra, một số phản ứng quá mẫn cảm, bao gồm: phù mạch, sốc phản vệ, sốt cao
➦Các tác dụng phụ thường gặp, mức độ nhẹ hầu như có thể biến mất nhanh chóng sau khi bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu các dụng phụ nghiêm trọng hoặc kích ứng mẫn cảm quá mức thì bạn nên gọi đến cấp cứu 115 hoặc đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, khắc phục kịp thời.
► Tương tác thuốc
Tình trạng tương tác thuốc xảy ra khi dùng chung Losec với các loại thuốc khác. Điều này có thể làm suy giảm hoặc mất tác dụng của thuốc, gây các phản ứng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là danh sách một số loại thuốc có thể gây tương tác như:
- Ketoconazole, itraconazole nếu dùng chung với Losec (dạng tiêm tĩnh mạch) sẽ làm giảm khả năng hấp thu của các loại thuốc này.
- Warfarin, phenyltoin, diazepam, protease… khiến hàm lượng thuốc trong huyết tương tăng lên do Losec ức chế men CYP2C19
- Clarithromycin, Erythromycin dùng chung với Losec làm tăng nồng độ Omeprazole trong huyết tương.
- Tacrolimus khi dùng chung với Losec: Làm tăng hàm lượng Tacrolimus trong huyết tương
⇔ Lưu ý:
- Đây không phải là toàn bộ các loại thuốc xảy ra tương tác với Losec. Do đó, hãy liệt kê đầy đủ danh sách các loại thuốc bản thân đang dùng và báo với bác sĩ để được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi kê đơn sử dụng.
- Trong trường hợp xảy ra tương tác thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu dừng một trong hai loại thuốc; điều chỉnh liều lượng và tần suất dùng thuốc phù hợp. Hoặc chỉ định điều trị thay thế bằng loại thuốc khác.
Với những thông tin về thuốc losec được đề cập, các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo bệnh nhân “Hãy đi khám bệnh và điều trị theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe, đảm bảo hiệu quả chữa trị. Các thông tin về thuốc chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị thay thế cho lời khuyên của bác sĩ”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét